Em bé khóc về đêm: Nguyên nhân và giải pháp.

Khóc về đêm hay cuối ngày (khoảng 17h trở đi) là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, khiến cho các bậc cha mẹ rất vất vả và lo lắng.

Dân gian gọi hiện tượng này là chứng “Tiểu nhi dạ đề” hay “khóc dạ đề”. Mỗi khi về chiều hoặc đêm đến là trẻ nhỏ bắt đầu khóc, trăn trở khó chịu, ngủ không yên; hoặc trẻ đang ngủ yên thỉnh thoảng bỗng giật mình, tỉnh dậy, khóc thét. Phần nhiều trẻ khóc từng đợt, lúc khóc lúc ngừng, nhưng cũng có trường hợp trẻ khóc lè nhè suốt cả đêm. Khi trời sáng thì trẻ hết khóc và bắt đầu thiếp vào giấc ngủ. Nhiều bố mẹ phải vất vả thức suốt đêm để ẳm em bé, “ru hời, ru hỡi” nhưng em bé vẫn không hết khóc, nếu tình trạng đó kéo dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của cả 2 bố mẹ, dẫn đến những bất đồng trong sinh hoạt gia đình.

NGUYÊN NHÂN:

  • Sinh lý và biến đổi thông thường: Do trẻ không có giao tiếp nào khác với bố mẹ, ngoài việc “khóc” nên khi bé quấy khóc về đêm có thể do đói, chăn tã ướt do đái dầm, bị muỗi đốt hoặc côn trùng cắn, hoặc do một số bệnh tật khác, không thuộc phạm vi chứng dạ đề như sốt, đau bụng, mọc răng, đói, khát…đây không phải là nguyên nhân của chứng “khóc dạ đề”.
  • Rối loạn giấc ngủ: do hằng ngày trẻ nhỏ không được chăm sóc đầy đủ, ăn ngủ không có giờ giấc nhất định, ban ngày hoặc trước lúc ngủ đùa nghịch quá độ khiến thần kinh căng thẳng, kích thích quá mạnh. Trẻ nhỏ bị còi xương và suy dinh dưỡng cũng hay khóc dạ đề. Khóc dạ đề chủ yếu do hệ thần kinh còn chưa phát triển đầy đủ, khả năng thích ứng còn yếu, dễ bị các kích thích bên ngoài làm cho khiếp sợ.
  • Nguyên nhân khác: Nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân, người ta cho rằng đó là phản ứng sinh lý của trẻ sơ sinh đối với các căng thẳng do các hoạt động quá mức và tiếp xúc ban ngày.Đây chính là chứng “khóc dạ đề” làm đau đầu nhiều cặp vợ chồng, kể cả thầy thuốc.

 

GIẢI PHÁP:

+ Phòng ốc sang sủa, có ánh sang trời trực tiếp để phơi nắng em bé, tránh thiếu vitamin D, dẫn đến còi xương.

+ Sinh hoạt vui chơi của trẻ phải điều độ, đúng giờ giấc, tránh kích thích quá mức, chơi đùa quá mức vào ban ngày.

+ Áo quần thoáng mát, tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm, môi trường yên tỉnh, tránh xa tiếng ồn.

+ Dinh dưỡng đầy đủ rất cần thiết, đặc biệt bổ sung calcic cho trẻ.

KHI NÀO CẦN ĐÊN BÁC SĨ:

Nếu tình trạng khóc kéo dài không dứt, các nguyên nhân không tìm thấy (sốt, đau bụng, ỉa chảy, mọcănng…) cần thiết phải thăm khám bác sĩ ngay để tìm kiếm các nguy cơ tiềm ẩn (bán tắc ruột, thoát vi…)

 

ThS.BS. Cảnh Lâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *