Cấp cứu sặc sữa

Sặc sữa là một cấp cứu tối khẩn, đồi hỏi phải thực hiện tại chỗ mới có thể cứu sống bé. Hầu hết nguyên nhân sặc sữa là do dùng sữa công thức và bú bằng bình.

Với cách cho bú bằng bình sẽ dẫn đến lượng sữa vào miệng e bé với tốc độ lớn hơn, thêm vào đó nếu pha sữa không đúng tỷ lệ dẫn đến sữa đặc và quánh hơn, cũng là nguyên nhân dẫn đến dễ sặc sữa.

Ngoài ra việc cho bú sữa ngoài cũng dễ gây nên các bệnh lý khác, đặc biệt là tiêu chảy, vì vậy Tổ chức Y tế thới giới khuyến cáo nên “Nuôi con bằng sữa mẹ”.

Dấu hiệu sặc sữa: Sữa trào ra ở miệng, mũi, đứa bé không khóc nhưng lại tím tái đôi khi co giật.

Cách cấp cứu: Lau sạch sữa trào ra bên ngoài, nếu có bình hút thì nhanh chóng hút sữa ở miệng và mũi bé. Sau đó để em bé nằm sấp (đầu thấp xuống dưới đất), trên lòng bàn tay trái, dùng tay phải phổ nhẹ lên lưng bé 5 lần. Sau đó quan sát em bé có khóc không, đỡ tím tái chưa, nếu chưa hết tím tái thì đặt ngữa em bé trên đùi, đầu thấp, dùng 2 ngón tay trỏ và giữa của bàn tay phải ấn vào bụng trẻ vị trí mỏm ức 5 lần và quan sát lại tình trạng bé, nếu bé khóc to và đỡ tím tái là việc cấp cứu thành công. Ngược lại, em bé vẫn tím tái và không khóc thì phải đưa nhanh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. Video bên dưới sẽ giúp cho các bố mẹ hình dung được phương pháp cấp cứu sặc sữa:

 

Tóm lại, sặc sữa là một tình trạng ngạt cấp, đặc biệt rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Do vậy việc phòng tránh hết sức quan trọng, bao gồm:

+ Không nên nuôi con bằng sữa bình

+ Khi cho bú sữa bình phải: Pha đúng tỷ lệ, bé nằm tư thế đầu cao hơn mình khi bú

+ Quan sát bé thường xuyên trong lúc bú, nhằm phát hiện kịp thời sặc sữa để cấp cứu sớm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *