Tụ máu vùng tầng sinh môn sau sanh.

Nhân một trường hợp tụ máu sau sanh,  đôi khi sự giải thích của nhân viên y tế chưa cặn kẽ và cập nhật, dẫn đến bệnh nhân và gia đình đều lo lắng. Phòng khám Sản Phụ Khoa VietPhap xin cập nhật bài viết: “Quản lý máu tụ vùng tầng sinh môn sau sanh” (Management of hematomas incurred as a result of obstetrical delivery) của các chuyên gia hàng đầu của Hiệp Hội Sản Phụ Khoa Hoa Kỳ (Ashley S Roman, MD, MPHVincenzo Berghella, MDKristen Eckler, MD, FACOG) cập nhật 14/07/2017 trên Uptodate để các bà mẹ và quý đồng nghiệp tham khảo:

Khái quát: Tụ máu vùng tầng sinh môn sau sanh (Hematoma) là một biến chứng hay gặp sau sanh thường và kể cả sanh mổ. Do máu tụ lại bên trong nhu mô của vùng tầng sinh môn sau sanh gây nên.

Tỷ lệ bắt gặp 1/300 – 1/5000 ca sanh. Nguyên nhân thường liên quan đến sanh chủ động (khởi phát chuyển dạ, sanh forcep, giác hút…) hoặc vết cắt tầng sinh môn khi sổ thai.

Phần lớn các trường hợp này đều được xử lý dễ dàng và ít khi để lại biến chứng gì nếu phát hiện sớm sau sanh.

Có 3 loại tụ máu sau sanh: Tụ máu vùng âm hộ (âm hộ bên ngoài sưng to lên); Tụ máu âm đạo và cận âm đạo; Tụ máu sau phúc mạc.

Đối tượng hay gặp: Sanh con so, sanh nhanh, có cắt tầng sinh môn, đẻ quá nhiều con, tăng sinh mạch máu vùng TSM và rối loạn đông máu.

Cách phòng ngừa và xử lý:

+ Phòng ngừa: Sản phụ sau sanh thường, đặc biệt là có can thiệp hổ trợ, nên được theo dõi 2 tiếng ở phòng “hậu sản gần” để sớm phát hiện tai biến này. Trước khi chuyển về phòng nghỉ, điều dưỡng hoặc nữ hộ sinh phải khám lại âm đạo để phát hiện sớm tụ máu.

+ Dấu hiệu nghi nghờ: Bất kỳ tụ máu nào, dù ở âm hộ hay âm đạo, dấu hiệu hay bắt gặp là : “MẮC ĐI CẦU” do khối máu tụ chèn vào mặt trước trực tràng,  tương tự như đầu em bé thcs vào thành sau trực tràng lúc chuyển dạ làm mẹ có cảm giác bắt rặn đi cầu (Một số tác giả cho rằng có cảm giác mắc cầu là do hematoma lan ra sau trực tràng là suy luận không đúng cơ chế bệnh học)

+ Xử trí: Nếu khối máu tụ <4cm thì chỉ cần theo dõi, nếu trên 4cm thì cần dẫn lưu bằng gây tê tại chỗ, phá bỏ khối máu tụ và may phục hồi trở lại. Nếu làm đúng cách, BN có thể phục hồi nhanh chóng, ăn uống bình thường bằng đường miệng (không nhất thiết phải nuôi dưỡng đường tĩnh mạch), nếu không có các tổn thương khác làm rách trực tràng hoặc cơ vòng hậu môn.

+ Kiểm soát tổn thương trực tràng: bằng cách khám trực tràng bằng găng thì sẽ dàng phát hiện có tổn thương hay không? (Le toucher rectal)

TÓM LẠI: Trong sanh thường, nếu có cắt tầng sinh môn hay các bà mệ có các nguy cơ khác thì biến chứng “Tụ máu vùng kín” hay gặp. Do vậy, ở một cơ sở có khoa Sản, nên tổ chức theo dõi sát bà mẹ sau sanh ở phòng “Hậu Sản Gần” sát sao và khám âm đạo một cách có hệ thống trước khi chuyển sản phụ về phòng nghỉ, nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cho bà mẹ vận động sớm, không nhất thiết nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch nếu thăm khám trực tràng không có tổn thương.

Nguồn: Uptodate Jul 14 2017: https://www.uptodate.com/contents/management-of-hematomas-incurred-as-a-result-of-obstetrical-delivery?source=search_result&search=postpartum%20hematoma&selectedTitle=1~14#subscribeMessage

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *