Do quan niệm và thói quen, người phụ nữ khi mang thai thường ngại vận động, ngại lên cầu thang, với tay lấy đồ trên cao…vì sợ động thai, sẩy thai, sanh non…
Thật sự đây là quan niệm sai lầm, được truyền miệng từ bố mẹ sang con cái hoặc từ bạn bè, nên dần dần đi vào tiềm thức của người phụ nữ khi mang thai là “hạn chế vận động”. Thêm vào đó, khi mang thai người phụ nữ lại được mọi người “chăm sóc chu đáo”, bằng cách bồi dưỡng, ăn nhiều “vật ngon của lạ”, đồng nghiệp thường nhận giúp các công việc gọi là “nặng nhọc: để giúp đỡ bà bầu.
Từ 2 hệ quả nói trên: ăn nhiều + ít vận động, sẽ dẫn đến hiện tượng dư thừa năng lượng, chuyển hoá mỡ tăng tốc và bà bầu sẽ trở nên “béo phì”, mỡ tích trữ nhiều nhất ở vùng bụng và đùi lại càng làm cho mẹ đi lại càng khó khăn hơn, tiếp tục bà mẹ rơi vào vòng luẩn quẩn, ngại vận động tiếp tục và béo phì tăng lên.
Một trong những bệnh lý hay gặp và ngày càng phổ biến của hệ quả trên là bệnh đái đường thai kỳ và sanh khó. Hầu hết các bà mẹ mang thai khó sanh đến từ việc ít vận động trong thai kỳ, khi chuyển dạ, sức rặn kém và làm đình trệ quá trình xuống của thai nhi va dẫn đến hậu quả là phải chuyển sang mổ sanh.
Để tránh những hệ quả xấu nói trên, các Hiệp hội Sản phụ khoa trên thế giới (ACOG, RCOG, CNGOF…) khuyên phụ nữ mang thai nên vận động vào những giai đoạn sớm của thai kỳ, từ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi, cho đến lúc sanh.
Bài tập hiệu quả nhất dành cho mẹ mang thai đó là YOGA. Nguyên lý của YOGA là sự kết hợp nhẹ nhàng, sâu của hơi thở, phối hợp với vận động nhẹ nhàng các nhóm cơ vùng chậu, đùi, lưng, tay chân…điều này rất hiệu quả cho bà mẹ mang thai:
+ Hít sâu, nhẹ nhàng: giúp tăng cường nồng độ oxy trong máu mẹ và trao đổi oxy với con thông qua hàng rào nhau thai (Chú ý em bé trong bào thai chưa có động tác hô hấp để tự cung cấp oxy cho mình, mà phải phụ thuộc vào lượng oxy do mẹ mang đến)
+ Vận động toàn thân: giúp cho việc dãn nở các khớp xương, đặc biệt là vùng cột sống thắt lưng và xương chậu để tránh đau trong giai đoạn cuối thai kỳ do khung chậu dãn nở. Ngoài ra bài tập hàng ngày như việc thao diễn, “tập trận” để chuẩn bị cho giây giúp lâm bồn. Với sự luyện tập thường xuyên giúp cho cơ vùng bụng và đùi rắn chắc hơn và giữ vai trò quyết định trong việc rặn sanh.
Dưới đây, xin chia sẽ với các mẹ mang bầu các bài tập YOGA đơn thuần và với bóng. Chúc các mẹ vượt cạn thành công!
Bài 1: 8 động tác tập YOGA dành cho bà bầu
Bài 2: Tập YOGA với bóng và tạ