Giang mai bẩm sinh và dị tật bào thai.

Nhân một trường hợp phát hiện bệnh giang mai ở giai đoạn khá muộn, làm việc điều trị rất khó khăn và có thể dẫn đến tình trạng “Giang mai bẩm sinh” cho thế hệ sau, bác sĩ Cảnh Lâm xin chia sẽ với các bà mẹ về bệnh lý giang mai và cách điều trị:

+ Bệnh Giang mai là bệnh lý lây qua đường tình dục, thường đi kèm với các bệnh lý lây nhiễm khác như bệnh lậu, HIV…Nếu không điều trị kịp thời hoặc điều trị không đúng cách sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề về sau, đặc biệt có thể gây giang mai bẩm sinh cho em bé, nếu mẹ mang thai bị bệnh.

+ Bệnh có 3 giai đoạn: Giai đoạn sớm, việc điều trị khá dễ dàng bằng thuốc tiêm (Penicilline là thuốc được lựa chọn ưu thế nhất). Giai đoạn hơi muộn: Triệu chứng lâm sàng bên ngoài có vẻ ít, tuy nhiên có thể có những biến chứng về khối u do xoắn khuẩn giang mai gây nên như khối u do tổn thương giang mai ở gan, hệ tim mạch, thần kinh. Giai đoạn muộn, là giai đoạn của các di chứng trên hệ thần kinh.

+ Giang mai bẩm sinh ở em bé là do xắn khuẩn giang mai từ máu mẹ đi xuyên qua nhau thai và đến bé, hoặc do em bé tiếp xúc với các tổn thương giang mai trên cơ thể mẹ. Thường phát hiện từ tuần thứ 5 trở đi với các dấu hiệu lâm sàng như: Gan lớn, vàng da, viêm mũi, ngứa nổi ban ở da, sưng hạch, sốt, viêm cơ tim, viêm phổi, nhiễm trùng, đi cầu ra máu…

KHUYẾN CÁO:

  1. Phải đi khám với bác sĩ chuyên khoa nếu nghi ngờ có các dấu hiệu nhiễm giang mai (sau khi quan hệ tình dục với bạn tình không rõ) như các tổn thương dạng sẩn giang mai (hình tròn nhỏ, đáy cứng, mặt lõm ở bộ phận sinh dục hoặc ở miệng, tay chân…) nhằm mục đích điều trị đúng và dứt điểm bệnh lý khả dĩ được điều trị thành công.
  2. Trước khi mang thai phải xét nghiệm (khám tiền hôn nhân) để xét nghiệm máu nhằm tầm soát bệnh giang mai và có hướng điều trị trước khi mang thai, để tránh gây giang mai bẩm sinh cho em bé. Nếu việc điều trị đúng cách thì việc ngăn ngừa giang mai bẩm sinh do mẹ lây sang cho con rất hiệu quả.
  3. Việc điều trị bệnh giang mai phải được theo dõi và tái khám định kỳ nhằm đánh giá sự tái phát hoặc không đáp ứng điều trị hoặc biến chứng có thể có.

Bs. Cảnh Lâm – Sản Phụ Khoa VietPhap

Nguồn: Uptodate Jan 04 2017. Congenital syphilis: Clinical features and diagnosis. Simon R Dobson, MD, FRCP(C).

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *