Phòng Khám Sản Phụ Khoa – Việt Pháp

Do Bác Sĩ Cảnh Lâm phụ trách:
Học vị và kinh nghiệm chuyên môn
– Tốt nghiệp Đại học Y Khoa Huế hệ chính quy khóa 1986-1992
– Tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành sản phụ khoa năm 2003
– Tốt nghiệp thạc sĩ chuyên khoa sâu Sản phụ khoa (AFSA) Đại học Y khoa Limoges, Pháp – 2007
– Bác sĩ Nội trú Bệnh viện TULLE, Correze, Pháp.
– Bác sĩ chuyên khoa Phụ sản – Siêu âm, bệnh viện Trung Ương Huế
– Bác sĩ chuyên khoa Phụ sản – Siêu âm, bệnh viện Hùng Vương, Q5, Sài gòn.
– Bác sĩ hợp tác các bệnh viện: FV, An Sinh, Thành Đô, Hạnh Phúc, Hoàn Mỹ Sài Gòn, 7A…

Giờ Khám:
– 7g00 đến 20g30 Từ thứ Hai đến thứ 7
– 7g00 đến 11g30 Chủ nhật

Tiền Khám: 
 Liên hệ 02866602162 để được tư vấn

Hỏi – đáp

Sản khoa

Hỏi: Khi mang thai cần tiêm ngừa vaccine gì?

Trả lời:

Trong lúc mang thai chỉ cần tiêm ngừa 1 loại vaccine phòng uốn ván rốn là đủ. Mang thai lần đầu (con so) tiêm ngừa 2 mũi, cách nhau tối thiểu 1 tháng, mũi cuối trước sanh tối thiểu 1 tháng. Các trạm y tế phường xã, hoặc các cơ sở khám thai đều có loại vaccine này (VAT)

Hỏi: Khi mang thai nên kiêng ăn món gì?

Trả lời:

  • Nên ăn sôi nấu chin, tránh các thức ăn nhiễm ký sinh trùng hoặc hay ôi thiêu như nghêu sò ốc hến, thịt đông lạnh, tái chin, rau sống, nước đá…
  • Hạn chế ăn nhiều tinh bột (cơm, phở, bánh mì, sữa đậu nành, khoai lang, khoai mì, mì tôm…) và thức ăn nhiều đường như chè, trà sữa, trái cây quá ngọt như mít, soài, sầu riêng, nước mía…có khả năng dẫn đến đái đường trong thai kỳ.
Hỏi: Khi mang thai, khoảng tháng thứ 4 trở đi, các bà mẹ thường hay ra nhiều dịch âm đạo, đôi khi có cảm giác ngứa. Điều đó có ảnh hưởng đến thai kỳ không? Cách điều trị ra sao?

Trả lời:

Khi mang thai, cơ thể sẽ chế tiết nhiều hormone (progesterone) làm cho âm đạo tăng tiết, do vậy bà mẹ mang thai có cảm giác ẩm ướt và tiết nhiều ịch. Thông thường đó là hiện tượng sinh lý. Tuy nhiên, nó gây mất cân bằng về PH âm đạo, dẫn đến sự phát triển của vi khuẩn có hại, hoăc đã bị nhiễm khuẩn âm đạo trước hoặc trong khi mang thai (có liên quan đến hoặt động tình dục lúc mang thai), thì vi khuẩn lại có điều kiện để phát triển nhanh hơn. Hay gặp là nấm âm đạo, gây ngứa khó chịu. Ngoài ra việc nhiễm khuẩn âm đạo trong mang thai có thể gây kích ứng lên tử cung và sẩy thai, doạ sanh non, vỡ ối non…

Để phát hiện tình trạng này cần thiết phải khám bác sĩ để làm xét nghiệm, tìm kiếm vi khuẩn, mỗi khi có cảm giác khó chịu, khí hư sậm màu, có mùi lạ…

Hỏi: Đã mổ lấy thai 1 lần rồi, lần mang thai thứ 2 có nhất thiết phải mổ lần 2 không?

Trả lời:

Đã mổ lấy thai lần thứ 1, bây giờ có thai lần 2, bác sĩ sản khoa hay gọi là mang thai lần 2 trên tử cung có vết mổ cũ (VMC). Câu trả lời là “không nhất thiết phải mổ sanh lập lại lần 2”. Nhiều nghiên cứu với số lượng lớn đã chứng minh rằng: Vẫn sanh thường được đối với bà mẹ mang thai lần 2 có VMC. Do vậy, các bà mẹ nên thảo luận với bác sĩ của mình để có thể thử thách sanh thường lần này, trước khi có chỉ định phẫu thuật lại.

Tuy nhiên có một số lý do “cố định” mà không thể theo dõi sanh thường đối với trường hợp này như: Con quá to, ngôi mông, khung chậu hẹp thực sự, các bệnh lý khác không thể sanh thường được…

Việc theo dõi sanh thường/VMC phải rất cẩn thận để phát hiện sớm dấu hiệu nứt vết mổ cũ (mặc dù rất ít) và đòi hỏi người phụ nữ phải kiên trì, quyết tâm và đặc biệt một bác sĩ có chuyên môn cao, bản lĩnh đặc biệt là lương tâm nghề nghiệp.

Chúc các mẹ vượt cạn thành công.

Sơ sinh

Hỏi: Em bé hay vặn mình khi ngủ, có phải em bé bị bệnh gì không?

Trả lời:

Trong năm đầu tiên sau sanh, đặc biệt là những tháng đầu đời, khi ngủ em bé hay giật mình, vặn mình là những biểu hiện hay gặp do hệ thần kinh của bé chưa trưởng thành, các thích nghi với môi trường chưa đầy đủ, chứ không phải là triệu chứng bệnh lý. Thường các triệu chứng này thưa dần và biến mất khi em bé lớn dần lên.

Hỏi: Em bị cương sữa, vú rất đau, vậy có nên tiếp tục cho em bé bú không?

Trả lời: Vú cương sữa là triệu chứng hay gặp vào ngày thứ 3 sau sanh, khi lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều. Trường hợp này hay gặp ở bà mẹ sau sanh mổ, không cho bé bú thường xuyên (vì quá đau vết mổ), do vậy lượng sữa tiếp tục tiết ra nhưng không được bé bú. Nếu xãy ra tình trạng này phải tiến hành các biện pháp:

  • Tăng cường cho bé bú mẹ (cắt ngay nguồn sữa ngoài mà bé đang dùng)
  • Chườm ấm lên 2 vú
  • Nếu còn cương sữa phải dung dụng cụ để hút sữa ra ngoài và dự trữ lạnh cho bé bú về sau.
Hỏi: E bé sau sinh bị vàng da ngày thứ 3 trở đi có ảnh hưởng gì không?

Trả lời:

  • Thường sau sinh, cơ thể em bé có hiện tượng vàng da sinh lý, thường vàng nhẹ ở mặt, bụng và tay chân, tuy nhiên hiện tượng này thường biến mất từ ngày thứ 7-10 sau sanh.
  • Trong trường hợp, em bé hầu như không có triệu chứng gì bất thường, vẫn bú mẹ, ngủ bình thường, không quấy khóc, thân nhiệt, nước tiểu, phân đều bình thường. Bố mẹ chỉ cần tăng cường phơi nắng ngay sau sanh vào buổi sáng (chú ý cởi trần áo quần em bé) khoảng 30 phút dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp.
  • Tuy nhiên, nếu em bé vàng rộm hơn, kèm các triệu chứng quấy khóc, không bú, nước tiểu vàng đậm, long bàn tay chân vàng đậm màu, hoặc vẫn vàng da sau 10 ngày thì cần phải khám và tư vấ ngay bác sĩ nhi khoa.

Phụ khoa

Hỏi: U xơ tử cung là gì? Có phải U xơ tử cung là bệnh lý ác tính hoặc ung thư không? Cách điều trị như thế nào?

Trả lời:

U xơ tử cung (Fibroma) là một bệnh lý lành tính, do sự tăng sinh sợi cơ trơn và mô liên kết trong thành tử cung gây nên, hay gặp ở độ tuổi sinh đẻ. Trong thai kỳ, khối u thường lớn lên cùng với tuổi thai, tuy nhiên sau sanh kích thước của khối u xơ sẽ nhỏ lại như cũ. Khi mãn kinh, khối u có xu hướng teo đi cùng với kích thước tử cung.

Hỏi: Làm thế nào để phát hiện sớm ung thư vú:

Trả lời:

Để phát hiện sớm ung thư vú hay còn gọi là tầm soát ưng thư vú, chị em nên đến bác sĩ phụ khoa hoặc ung bướu để thăm khám định kỳ, 1 năm/lần. Trong quá trình thăm khám, một xét nghiệm rất cần thiết để phát hiện sớm ung thư đó là chụp nhũ ảnh. Chụp nhũ ảnh thường thực hiện mỗi 2 năm. Ngoài ra, siêu âm và MRI cũng đóng góp thêm một phần trong chẩn đoán, nhưng không phải là những xét nghiệm thường quy trong tầm soát ung thư vú.

.

Hỏi: Các tai biến của phá thai bao gồm những gì? Có ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ không?

Trả lời:

Trả lời: Ngay cả ở những cơ sở có đủ điều kiện, đội ngũ bác sĩ có tay nghề, thậm chí ở các nước phát triển, phá thai không phải luôn luôn vô hại. Một trong những nghiên cứu gần đây cho thấy có đến 60% phụ nữ được cho biết còn ám ảnh về mặt tâm lý cho đến 2 năm sau khi bỏ thai, 15% ám ảnh đến 10 năm sau bỏ thai. Ngoài rối loạn tâm lý nói trên, ít phụ nữ ở Việt nam quan tâm đến mà còn có các tai biến trên cơ thể hay gặp như:

Sót nhau, băng huyết, nhiễm trùng, thủng tử cung, vô sinh, sốc thuốc tê, mê hay sốc do đau đớn…có thể dẫn đến tử vong. Ở Pháp, luật pháp chỉ cho phép phá thai đến 14 tuần (nếu bs phá thai quá tuổi thai nói trên là vi phạm pháp luật). Ngoài ra, bác sĩ cần thiết phải tư vấn trước tiên cho bệnh nhân về các tai biến của phá thai nói trên gây ra, đặc biệt là tai biến về tâm lý sau nạo phá thai.

Người phụ nữ phải suy nghĩ khoảng 1 tuần về điều đó sau lần gặp mặt đầu tiên với bác sĩ. Sau 1 tuần nếu bệnh nhân vẫn có ý định bỏ thai, thì bác sĩ mới được thực hiện y lệnh bỏ thai.

Hiện nay tại Việt nam, việc bỏ thai vẫn được xem là “tế nhị”, nên người phụ nữ không muốn chia sẽ với ai khác ngoài việc lùng sục trên mạng internet “địa chỉ phá thai an toàn nhất”. Hiểu được tâm lý này của phụ nữ, đặc biệt phụ nữ trẻ, độc thân, muốn phá thai nhưng lại sơ ảnh hưởng đến sức khoẻ, nên các cơ sở này tha hồ chào mời với các mỹ từ “phá thai không đau” “phá thai an toàn nhất” “phá thai bằng ống dẫn trực quan”…

Do vậy, với tư cách của một bác sĩ chuyên ngành, một lời khuyên chân thành với các anh chị là: Không có biện pháp phá thai nào an toàn nhất cả và phá thai vẫn có thể có biến chứng dù ở cơ sở khám chữa bệnh hiện đại nhất. Một trong những tai biến kéo dài suốt cuộc sống của mình là “sự ăn năn” vô hình dung đeo bám bản thân mình và cuối cùng dẫn đến các rối loạn về tâm sinh lý nặng nề về sau..

.

Bệnh lý

Hỏi: U xơ tử cung là gì? Có phải U xơ tử cung là bệnh lý ác tính hoặc ung thư không? Cách điều trị như thế nào?

Trả lời:

U xơ tử cung (Fibroma) là một bệnh lý lành tính, do sự tăng sinh sợi cơ trơn và mô liên kết trong thành tử cung gây nên, hay gặp ở độ tuổi sinh đẻ. Trong thai kỳ, khối u thường lớn lên cùng với tuổi thai, tuy nhiên sau sanh kích thước của khối u xơ sẽ nhỏ lại như cũ. Khi mãn kinh, khối u có xu hướng teo đi cùng với kích thước tử cung.

Hỏi: Polyp cổ tử cung là gì? Có nguy hiểm không?

Trả lời:

Trả lời: Polyp cổ tử cung được xem là một khối u lành tính phát triển từ tế bào cổ tử cung, kích thước có thể nhỏ bằng hạt đậu xanh hoặc to bằng quả cam, thường phát hiện được qua thăm khám phụ khoa định kỳ. Nếu polyp nhỏ, bác sĩ có thể tiến hành xoắn bỏ polyp ngay khi khám vì dễ dàng và ít gây chảy máu. Nếu Polyp to, thì cần tiến hành cắt bỏ qua phẫu thuật.

Hỏi: Lạc nội mạc buồng trứng là gì? Năm nay tôi 26 tuổi, thường xuyên đau bụng khi hành kinh đã 3 năm nay. Đi siêu âm, bác sĩ phát hiện khối U lạc nội mạc tử cung 30x40mm. Vậy tôi phải làm gì? U này có ảnh hưởng đến việc sanh con sau này không?

Trả lời:

Trả lời: U nang buồng trứng là một từ ám chỉ khối nang nằm ở buồng trứng. Có 2 nhóm u nang:  

+ Cơ năng (khối u biến mất sau vài tháng) và thực thể (không biến mất, kích thước>40mm). U nang cơ năng chỉ cần theo dõi sau vài tháng, thường đó là nang noãn nổi trội, lớn to lên nhưng không vỡ (rụng trứng), nên tồn tại đến chu kỳ sau, thường siêu âm vô tình phát hiện được.

+ Thực thể: Trong nhóm này cũng chia 2 loại: lành tính (u bì chẳng hạn) và u ác tính. Cần thiết phân biệt 2 nhóm này để có giải pháp điều trị thích hợp. Bác sĩ phụ khoa sẽ làm một số xét nghiệm (CA125, Alpha FP, HCG…) siêu âm hoặc chụp MRI nếu nghi ngờ…

Ý kiến khách hàng

Triết lý tồn tại…

Con người sinh ra trong cõi đời này bắt đầu từ hai bàn tay trắng và đến lúc rời khỏi cuộc đời này cũng hai bàn tay trắng…vậy lý do gì để chúng ta tồn tại trên cõi đời này? Đó là hãy làm cuộc sống tốt đẹp hơn. Triết lý của Phòng khám Sản Phụ Khoa – Việt Pháp luôn mang đến những gì tốt đẹp nhất cho cuộc sống….

.